PHẪU THUẬT NỘI SOI NẠO VA - AN TOÀN, NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC
PHẪU THUẬT NỘI SOI NẠO VA TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 7
VA là tổ chức mô bạch huyết nằm ở vòm mũi họng. Cùng với Amidan, VA bảo vệ cơ thể bằng cách bắt giữ các mầm bệnh đi theo đường mũi, miệng vào cơ thể và tạo ra kháng thể chống lại sự nhiễm trùng. VA phát triển từ lúc trẻ được 6 tháng tuổi, đến giai đoạn 9-10 tuổi VA teo dần và hầu như không thấy nữa ở tuổi trưởng thành.
Viêm VA hay gặp ở đối tượng nào? Viêm VA thường gặp ở trẻ từ 1-4 tuổi, giai đoạn đi nhà trẻ, người lớn cũng có thể bị nhưng hiếm gặp. Khi trẻ bị viêm VA tái phát nhiều lần gọi là viêm VA mạn tính. Lúc này, VA giảm đi tác dụng miễn dịch mà thay vào đó lại bị xơ hóa và trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Khi nào nên phẫu thuật nạo VA? - Điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả. - VA quá phát gây khó thở, khó nuốt Hình ảnh VA viêm mạn tính
- VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), kéo dài và đi kèm biến chứng như: + Nhiễm trùng tai: viêm tai giữa cấp, thủng nhĩ, viêm tai giữa thanh dịch tiến triển âm thầm gây giảm thính lực, ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ và học tập của trẻ
Hình ảnh viêm tai giữa + Viêm mũi xoang kết hợp với quá phát Amidan gây ra chứng ngủ ngáy và cơn ngưng thở khi ngủ, kéo dài sẽ gây thiếu oxy, suy hô hấp ở trẻ. + Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm thanh quản, khí - phế quản, viêm phổi. + Dị dạng sọ mặt: biến chứng rối loạn phát triển khối xương mặt từ viêm VA mạn tính do trẻ thường xuyên dùng miệng để thở: mũi nhỏ, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, không khép kín miệng, vẻ mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài.
Hình ảnh minh họa biến chứng dị dạng sọ mặt ở trẻ viêm VA mạn tính
Phẫu thuật nội soi nạo VA có an toàn? Khối VA sẽ được loại bỏ bằng cách đốt hoặc cắt qua nội soi đường mũi mà không cần phải rạch da. Phẫu thuật nạo VA khá an toàn, ở trẻ em không có bệnh đi kèm thì không có nguy cơ nào đáng kể.
Các bác sĩ đang nội soi nạo VA cho người bệnh
Phòng khám Tai mũi họng Bệnh viện Quận 7 với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và máy móc hiện đại tự tin làm chủ các kỹ thuật: phẫu thuật nạo VA, Cắt Amidan bằng dao Bipolar, phẫu thuật chữa ngủ ngáy, phẫu thuật nội soi cắt hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, nội soi mũi xoang, chỉnh hình vách ngăn, phẫu thuật nội soi vá nhĩ, cắt các u lành vùng đầu cổ,…
Quý phụ huynh quan tâm hãy đưa trẻ đến ngay Bệnh viện Quận 7 để được Bác sĩ khám, tư vấn và sử dụng dịch vụ. -------------------------------------------------
Ths.Bs Huỳnh Thiên Kim – Chuyên khoa Tai Mũi Họng Khoa Liên Chuyên Khoa – Phòng khám 2.4 Tầng 2 Bệnh viện Quận 7 - 101 Nguyễn Thị Thập, Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
|
Cập nhật ngày:   04/08/2023
|
PHẪU THUẬT NỘI SOI NẠO VA TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 7
VA là tổ chức mô bạch huyết nằm ở vòm mũi họng. Cùng với Amidan, VA bảo vệ cơ thể bằng cách bắt giữ các mầm bệnh đi theo đường mũi, miệng vào cơ thể và tạo ra kháng thể chống lại sự nhiễm trùng. VA phát triển từ lúc trẻ được 6 tháng tuổi, đến giai đoạn 9-10 tuổi VA teo dần và hầu như không thấy nữa ở tuổi trưởng thành.
Viêm VA hay gặp ở đối tượng nào? Viêm VA thường gặp ở trẻ từ 1-4 tuổi, giai đoạn đi nhà trẻ, người lớn cũng có thể bị nhưng hiếm gặp. Khi trẻ bị viêm VA tái phát nhiều lần gọi là viêm VA mạn tính. Lúc này, VA giảm đi tác dụng miễn dịch mà thay vào đó lại bị xơ hóa và trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Khi nào nên phẫu thuật nạo VA? - Điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả. - VA quá phát gây khó thở, khó nuốt Hình ảnh VA viêm mạn tính
- VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), kéo dài và đi kèm biến chứng như: + Nhiễm trùng tai: viêm tai giữa cấp, thủng nhĩ, viêm tai giữa thanh dịch tiến triển âm thầm gây giảm thính lực, ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ và học tập của trẻ
Hình ảnh viêm tai giữa + Viêm mũi xoang kết hợp với quá phát Amidan gây ra chứng ngủ ngáy và cơn ngưng thở khi ngủ, kéo dài sẽ gây thiếu oxy, suy hô hấp ở trẻ. + Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm thanh quản, khí - phế quản, viêm phổi. + Dị dạng sọ mặt: biến chứng rối loạn phát triển khối xương mặt từ viêm VA mạn tính do trẻ thường xuyên dùng miệng để thở: mũi nhỏ, hàm trên vẩu, hàm dưới hẹp, không khép kín miệng, vẻ mặt kém lanh lợi do tình trạng thiếu oxy kéo dài.
Hình ảnh minh họa biến chứng dị dạng sọ mặt ở trẻ viêm VA mạn tính
Phẫu thuật nội soi nạo VA có an toàn? Khối VA sẽ được loại bỏ bằng cách đốt hoặc cắt qua nội soi đường mũi mà không cần phải rạch da. Phẫu thuật nạo VA khá an toàn, ở trẻ em không có bệnh đi kèm thì không có nguy cơ nào đáng kể.
Các bác sĩ đang nội soi nạo VA cho người bệnh
Phòng khám Tai mũi họng Bệnh viện Quận 7 với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và máy móc hiện đại tự tin làm chủ các kỹ thuật: phẫu thuật nạo VA, Cắt Amidan bằng dao Bipolar, phẫu thuật chữa ngủ ngáy, phẫu thuật nội soi cắt hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, nội soi mũi xoang, chỉnh hình vách ngăn, phẫu thuật nội soi vá nhĩ, cắt các u lành vùng đầu cổ,…
Quý phụ huynh quan tâm hãy đưa trẻ đến ngay Bệnh viện Quận 7 để được Bác sĩ khám, tư vấn và sử dụng dịch vụ. -------------------------------------------------
Ths.Bs Huỳnh Thiên Kim – Chuyên khoa Tai Mũi Họng Khoa Liên Chuyên Khoa – Phòng khám 2.4 Tầng 2 Bệnh viện Quận 7 - 101 Nguyễn Thị Thập, Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
|