ĐAU MẮT ĐỎ - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
ĐAU MẮT ĐỎ - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là một trong những bệnh lý thường gặp tại mắt. Tuy không quá nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt trong thời gian ngắn có khả năng bùng phát thành dịch.
Trong vài tuần trở lại đây, tỉ lệ đau mắt đỏ gia tăng tại các quận huyện trên toàn thành phố Hồ Chí Minh. Tại bệnh viện Quận 7 vài ngày qua số ca khám đau mắt đỏ tăng cao từ 20-30 ca/ngày. Hiện nay thời tiết mưa nhiều là điều khiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn sinh sôi phát triển nên đau mắt đỏ thường xảy ra vào thời gian này. Một số người không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc tự ý điều trị làm cho bệnh tiến triển nặng và phức tạp hơn gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp dân gian như: xông nước thuốc, đắp lá nha đam, trầu không lên mắt… để điều trị càng làm cho bệnh diễn tiến nặng hơn.
Bệnh thường khởi phát vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, ban đầu xuất hiện trước ở một mắt sau đó lan sang cả hai mắt.
Nguyên nhân và triệu chứng của đau mắt đỏ: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ, trong đó virus là nguyên nhân phổ biến nhất (Adenovirus, Enterovirus…). Các triệu chứng của viêm kết mạc do virus: chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa mắt ghèn trong, thành sợi, sưng phù mi, cộm mắt….Bên cạnh đó một số người bị đau mắt do vi khuẩn (Staphylococcus, Heamophilus Influenaza…) gây nên tình trạng: đỏ mắt, chảy nước mắt, phù mi, ghèn mắt vàng hoặc xanh gây dính hai mi mắt,…Ngoài ra một số người có thể đau mắt đỏ do dị ứng lông vật nuôi, phấn hoa, bụi nhà… gây triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt, kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do dị ứng thì không có khả năng lây lan.
Ở trẻ nhỏ đau mắt đỏ thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên, sốt nhẹ,… đặc biệt bệnh có thể xuất hiện giả mạc trên kết mạc gây chảy máu làm bệnh lâu khỏi.
Các con đường lây lan: - Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay… - Tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm nắm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh (tay nắm của, đồ chơi, nút bấm cầu thang…) - Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt, cốc nước, chăn gối….) - Sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (bể bơi, ao hồ,…) - Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi mắt…
Cách ngăn chặn đau mắt đỏ lây lan: - Để phòng ngừa bệnh, cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân…) khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác. - Khi có triệu chứng đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm tránh các biến chứng nghiêm trọng. - Không đi hoc, đi làm khi đau mắt đỏ để tránh lây lan - Không dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác.
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ: - Điều trị toàn diện: + Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin… + Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc + Đeo kính, sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài + Trong thời gian bị bệnh nên tránh tối đa các thiết bị điện tử + Không để nước bẩn dây vào mắt, tránh đi bơi khi bị bệnh. + Tại trường học, cơ quan cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. - Điều trị tại mắt: + Sử dụng thuốc đúng loai, đúng liều theo đơn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau như kháng sinh, kháng viêm, nước mắt nhân tạo... + Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách: không để đầu thuốc chạm vào mắt. Đối với thuốc dạng mỡ tra khoảng 1cm vào cùng đồ dưới, với thuốc nước nhỏ 1-2 giọt. + Nên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. + Để phòng tránh lây bệnh, các bác sĩ khuyến cáo hằng ngày người dân nên nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường. Không được day dụi mắt, mũi, miệng. + Trong trường hợp có triệu chứng bất thường nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Tóm lại: Đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ ít gây biến chưng nhưng dễ lây lan thành dịch trong cộng đồng. Do đó người bệnh cần được nghỉ ngơi chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, hạn chế đi lại tránh lây lan cho cộng đồng --------------------------------- Bệnh viện Quận 7 - 101 Nguyễn Thị Thập, Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh
|
Cập nhật ngày:   12/09/2023
|
ĐAU MẮT ĐỎ - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là một trong những bệnh lý thường gặp tại mắt. Tuy không quá nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt trong thời gian ngắn có khả năng bùng phát thành dịch.
Trong vài tuần trở lại đây, tỉ lệ đau mắt đỏ gia tăng tại các quận huyện trên toàn thành phố Hồ Chí Minh. Tại bệnh viện Quận 7 vài ngày qua số ca khám đau mắt đỏ tăng cao từ 20-30 ca/ngày. Hiện nay thời tiết mưa nhiều là điều khiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn sinh sôi phát triển nên đau mắt đỏ thường xảy ra vào thời gian này. Một số người không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc tự ý điều trị làm cho bệnh tiến triển nặng và phức tạp hơn gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp dân gian như: xông nước thuốc, đắp lá nha đam, trầu không lên mắt… để điều trị càng làm cho bệnh diễn tiến nặng hơn.
Bệnh thường khởi phát vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, ban đầu xuất hiện trước ở một mắt sau đó lan sang cả hai mắt.
Nguyên nhân và triệu chứng của đau mắt đỏ: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ, trong đó virus là nguyên nhân phổ biến nhất (Adenovirus, Enterovirus…). Các triệu chứng của viêm kết mạc do virus: chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa mắt ghèn trong, thành sợi, sưng phù mi, cộm mắt….Bên cạnh đó một số người bị đau mắt do vi khuẩn (Staphylococcus, Heamophilus Influenaza…) gây nên tình trạng: đỏ mắt, chảy nước mắt, phù mi, ghèn mắt vàng hoặc xanh gây dính hai mi mắt,…Ngoài ra một số người có thể đau mắt đỏ do dị ứng lông vật nuôi, phấn hoa, bụi nhà… gây triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt, kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do dị ứng thì không có khả năng lây lan.
Ở trẻ nhỏ đau mắt đỏ thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên, sốt nhẹ,… đặc biệt bệnh có thể xuất hiện giả mạc trên kết mạc gây chảy máu làm bệnh lâu khỏi.
Các con đường lây lan: - Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay… - Tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm nắm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh (tay nắm của, đồ chơi, nút bấm cầu thang…) - Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh (như khăn mặt, cốc nước, chăn gối….) - Sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (bể bơi, ao hồ,…) - Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi mắt…
Cách ngăn chặn đau mắt đỏ lây lan: - Để phòng ngừa bệnh, cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân…) khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác. - Khi có triệu chứng đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm tránh các biến chứng nghiêm trọng. - Không đi hoc, đi làm khi đau mắt đỏ để tránh lây lan - Không dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác.
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ: - Điều trị toàn diện: + Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin… + Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc + Đeo kính, sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài + Trong thời gian bị bệnh nên tránh tối đa các thiết bị điện tử + Không để nước bẩn dây vào mắt, tránh đi bơi khi bị bệnh. + Tại trường học, cơ quan cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. - Điều trị tại mắt: + Sử dụng thuốc đúng loai, đúng liều theo đơn của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau như kháng sinh, kháng viêm, nước mắt nhân tạo... + Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách: không để đầu thuốc chạm vào mắt. Đối với thuốc dạng mỡ tra khoảng 1cm vào cùng đồ dưới, với thuốc nước nhỏ 1-2 giọt. + Nên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. + Để phòng tránh lây bệnh, các bác sĩ khuyến cáo hằng ngày người dân nên nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường. Không được day dụi mắt, mũi, miệng. + Trong trường hợp có triệu chứng bất thường nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Tóm lại: Đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ ít gây biến chưng nhưng dễ lây lan thành dịch trong cộng đồng. Do đó người bệnh cần được nghỉ ngơi chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, hạn chế đi lại tránh lây lan cho cộng đồng --------------------------------- Bệnh viện Quận 7 - 101 Nguyễn Thị Thập, Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh
|